Mô hình xây dựng xã NTM thông minh bao gồm 6 nội dung, 18 mục tiêu với 39 chỉ tiêu thành phần. Trong đó, CCHC là nhiệm vụ quan trọng đầu tiên, với các tiêu chí bao gồm: có dịch vụ công trực tuyến một phần; có dữ liệu phần mềm về đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ công/công tác hỗ trợ, điều hành của chính quyền; có phổ biến thông tin pháp luật, thông báo, hướng dẫn... đến tận điện thoại của người dân.
Chủ tịch UBND xã, Trưởng Ban Chỉ đạo CCHC và chuyển đổi số xã Lạc Lâm, ông Trương Quang Kiên, cho biết: Để sớm đạt được các tiêu chí trên, ngay từ đầu năm, Ban Chỉ đạo CCHC và chuyển đổi số xã đã phân công cụ thể trách nhiệm cho từng ban, bộ phận, nhằm đẩy mạnh thực hiện các dịch vụ công trực tuyến và thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Hệ thống Wi-Fi miễn phí và máy tính đã được lắp đặt tại Bộ phận Một cửa xã, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi nộp hồ sơ trực tuyến và tiếp cận với các dịch vụ công.
Các thành viên Ban Chỉ đạo không chỉ hướng dẫn người dân nộp hồ sơ thông qua ứng dụng VNeID mà còn thực hiện tuyên truyền, khuyến khích người dân đánh giá mức độ hài lòng trên cổng dịch vụ công.
Nhờ những nỗ lực này, đến cuối tháng 7/2024, Bộ phận Một cửa xã đã tiếp nhận và giải quyết 740 hồ sơ, trong đó có 733 hồ sơ số hóa, chiếm hơn 99%. Đáng chú ý, có hơn 580 hồ sơ đã được thanh toán trực tuyến thành công, đạt tỷ lệ 100% trong tổng số hồ sơ phát sinh phí, lệ phí có cung cấp thanh toán trực tuyến.
Tất cả các hồ sơ đều được giải quyết và trả đúng hạn, thể hiện sự minh bạch và hiệu quả trong công tác CCHC của địa phương. Những con số ấn tượng này không chỉ cho thấy sự thành công của việc chuyển đổi số trong CCHC mà còn cho thấy sự tin tưởng và ủng hộ mạnh mẽ từ phía người dân.
Chia sẻ về những lợi ích mà chuyển đổi số trong CCHC mang lại, ông Nguyễn Văn Trị - Trưởng thôn Lạc Thạnh, xã Lạc Lâm, cho biết: “Trước đây, người dân phải mất nhiều thời gian và công sức để thực hiện các thủ tục hành chính. Giờ đây, nhờ vào dịch vụ công trực tuyến, chúng tôi có thể nộp hồ sơ ngay tại nhà, thanh toán trực tuyến, giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí đi lại. Chúng tôi cũng thấy tin tưởng hơn khi các thủ tục được giải quyết nhanh chóng, đúng hạn”.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức và kỹ năng số cho cộng đồng, xã Lạc Lâm còn tổ chức nhiều chương trình tập huấn dành cho các thành viên Ban Chỉ đạo CCHC và chuyển đổi số xã, cũng như cán bộ thôn và các tổ chức, đoàn thể tại địa phương.
Đặc biệt, việc thành lập các nhóm zalo cộng đồng tại 10/10 thôn đã tạo điều kiện cho hơn 70% hộ dân tham gia, qua đó thúc đẩy sự kết nối và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình triển khai các dịch vụ công trực tuyến.
Không chỉ dừng lại ở đó, ông Trương Quang Kiên cho biết, xã Lạc Lâm còn phát động chiến dịch kỹ năng số cơ bản trên toàn địa bàn, với sự tham gia tích cực của các tổ công nghệ số cộng đồng. Các thành viên của tổ đã đến từng nhà dân, tổ chức họp tại các thôn để tuyên truyền về nhiệm vụ chuyển đổi số và kế hoạch xây dựng xã thông minh.
Đồng thời, người dân cũng được hướng dẫn cài đặt sử dụng ứng dụng VNeID, tải và theo dõi ứng dụng donduongtructuyen. Địa phương cũng phối hợp tuyên truyền, vận động các hộ kinh doanh, các tiểu thương tại các chợ, cửa hàng kinh doanh trên địa bàn xã tạo mã QR và thực hiện thanh toán không tiền mặt...
Những nỗ lực này không chỉ giúp người dân tiếp cận dễ dàng hơn với các dịch vụ công, mà còn góp phần tạo dựng một môi trường sống hiện đại, an toàn và tiện ích hơn cho cộng đồng.
Chủ tịch UBND xã, ông Trương Quang Kiên, khẳng định: “Với sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự nỗ lực của toàn hệ thống chính trị từ xã đến thôn, cùng với sự đồng thuận của người dân, xã Lạc Lâm quyết tâm hoàn thành sớm các mục tiêu CCHC trong xây dựng xã NTM thông minh”.
Mục tiêu này không chỉ góp phần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong xây dựng NTM mà còn thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống của người dân và thu hẹp khoảng cách về chất lượng dịch vụ giữa nông thôn và thành thị. “Xã Lạc Lâm kỳ vọng sẽ được công nhận là xã NTM thông minh, giai đoạn 2024 - 2025, về chuyển đổi định hướng chính quyền số, hạ tầng số, dịch vụ nông thôn số, kinh tế số, đảm bảo an ninh trật tự”, ông Trương Quang Kiên, chia sẻ.
Theo NHẬT QUỲNH(Báo Lâm Đồng)
" alt=""/>Xã Lạc Lâm (Lâm Đồng): Nỗ lực xây dựng chính quyền điện tửQuá dễ để da căng mịn mùa đông
Làm đẹp da hoàn hảo từ nha đam và nước gạo
Đẹp không ngờ nhờ chanh leo
Hãy thử xem có những cách nào để làm mặt nạ ủ tóc từ bơ, chuối, mật ong và dầu ô liu nhé.
Mặt nạ bơ, dầu ô liu, mật ong
Múc bơ ra chén bằng thìa. Sử dụng thìa tán nhuyễn bơ mịn ra. Cho một muỗng canh dầu oliu và 1 muỗng canh mật ong vào chén đựng bơ. Trộn cho đến khi hỗn hợp này thật nhuyễn. Màu sắc sẽ hỗn hợp dưỡng tóc có màu xanh và mịn.
Bạn có thể sử dụng tay hoặc cọ quét sơn để thoa đều hỗn hợp này lên tóc của bạn. Tập trung vào ngọn tóc, nơi mà tóc thường bị hay hư tổn nhất.
Búi tóc của bạn lại và giữ nó trong một bọc mũ tắm. Mặt nạ này rất tốt nếu được đun nóng, nhưng không được quá nóng để làm nóng chảy mũ tắm khiến nó dính lên tóc của bạn. Sử dụng máy sấy tóc ở nhiệt độ thấp trong vòng 15-20 phút, hoặc tìm chỗ nắng ấm và ngồi chờ 30-45 phút.
Gội lại sạch tóc bằng nước ấm. Bạn cố gắn rửa sạch lại thật nhiều lần bằng nước để cho tóc sạch hẳn. Sử dụng một loại dầu có chất tẩy nhẹ để gội lại cho sạch tóc.
Mặt nạ chuối
Trong quả chuối chứa nhiều vitamin và khoáng chất như Kali, Carbohydrates và nhiều vitamin khắc có tác dụng làm mềm tóc, bảo vệ độ đàn hồi tự nhiên của tóc, ngăn ngừa gãy và chẻ ngọn. Mặt nạ chuối là giải pháp tốt nhất cho tóc hư tổn, khô và chẻ ngọn, đặc biệt với những mái tóc xoăn bị khô.
Loại mặt nạ 1: Chuối, lòng đỏ trứng gà, chanh
* Nguyên liệu: Một lòng đỏ trứng gà + hai quả chuối + một muỗng nước cốt chanh.
* Thực hiện: Nghiền nát chuối, sau cho lòng đỏ trứng và nước chanh vào trộn đều tạo thành một hỗn hợp đặc nhuyễn, sau đó bôi hỗn hợp này lên tóc, bôi mà vuốt thật đều để đảm bảo mặt nạ tiếp xúc thật nhiều với tóc để có tác dụng tối đa.
Mặt nạ dành cho những loại tóc bị hư tổn do dùng nhiều hóa chất.
Loại mặt nạ 2: Chuối, đu đủ chín, bia
* Nguyên liệu: một quả chuối chín + hai chén đu đủ chín + hai thìa bột lá neem + một chén nước nóng + một chén bia.
* Thực hiện: Tiến hành trộn hỗn hợp các nguyên liệu này thành một hỗn hợp thật nhuyễn. Dùng hỗn hợp này bội đều lên tóc để khoảng 20 phút và sau đó gội lại đầu bình thường.
Với loại mặt nạ này giúp bạn lấy lại mái tóc mềm mại, sáng bóng.
Loại mặt nạ 3: Chuối, mật ong, trứng gà, bia
* Nguyên liệu: một quả chuối + mật ong + lòng đỏ trứng gà + bia
* Thực hiện: Tiến hành trộn hỗn hợp này thật nhuyễn. Sau khi gội đầu hãy thoa hỗn hợp này lên tóc, massage nhẹ nhàng trong thời gian 15-20 phút. Sau đó gội lại đầu như bình thường.
Loại mặt nạ này cung cấp vitamin hồi phục tóc yếu. Thành phần bia trong hỗn hợp không chỉ giúp tóc sạch mà còn giúp tóc bóng mượt hơn. Mặt nạ này tốt cho tóc yếu và bị ảnh hưởng bởi hóa chất.
Mặt nạ từ bơ
Loại mặt nạ 1: Bơ, trà xanh, bột cỏ cà ri
* Nguyên liệu: một quả bơ + một muỗng bột cỏ cà ri + một muỗng trà xanh + 1/2 muỗng nước ấm.
* Thực hiện: Bơ xay nhuyễn rồi sau đó trộn đều với các thành phần còn lại và bôi đều lên tóc. Sau đó gội lại đầu như bình thường. Khi hoàn thành, bạn sẽ có cảm giác sợi tóc khỏe hơn.
Loại mặt nạ 2: Bơ, dầu ô liu
* Nguyên liệu: một quả bơ + một muỗng dầu oliu.
* Thực hiện: Tiến hành đâm nhuyễn hỗn hợp này sau đó bội đều lên tóc. Sau đó, dùng một chiếc túi nylon hoặc mũ ủ lại để 10-20 phút để dưỡng chất có thể thấm sâu vào tóc. Cuối cùng xả sạch và gội đầu lại.
Ngoài ra, bạn nên hạn chế sử dụng máy sấy để làm khô tóc. Bạn cũng có thể thêm một chút vitamin E để tăng cường độ khỏe cho tóc.
Hãy chọn cho mình một loại mặt nạ cho tóc phù hợp từ các loại quả trên để nhanh chóng sở hữu một mái tóc óng mượt, chắc khỏe nhé.
Thái Thị Hậu
" alt=""/>Mặt nạ ủ tóc từ trái cây quen thuộcTrong hội nghị Hành trình AI (AI Journey) diễn ra tại Nga từ 22-24/11/2023, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko chính thức công bố: “Theo chỉ thị của Tổng thống V.Putin, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ trở thành bắt buộc đối với tất cả các công ty lớn dự định nhận nguồn vốn trợ cấp từ ngân sách liên bang”. Chỉ thị tương ứng đã được Tổng thống Nga V.Putin thông qua.
Chính sách mới được đánh giá là nhằm thúc đẩy mạnh mẽ việc ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) vào các lĩnh vực quan trọng nhất của nền kinh tế Nga trong thời gian tới.
Theo ông Dmitry Chernyshenko, đến năm 2030, việc ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) vào các lĩnh vực khác nhau sẽ mang lại thêm 11.300 tỷ Ruble cho GDP của Nga.
Trước mắt, đối tượng nằm trong phạm vi áp dụng chính sách này sẽ bắt đầu từ các công ty, tổ chức có doanh thu vượt quá 800 triệu Ruble/năm. Đồng thời, đây là các doanh nghiệp đang tham gia vào các ngành mũi nhọn ưu tiên của Nga.
Chính quyền Nga trước đó cũng đã công bố dự án ‘Dịch vụ y tế kỹ thuật số’, trong đó dự kiến hỗ trợ ngân sách cho việc ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực y học.
Hiện nay, khoảng 16% tổ chức y tế ở Nga đã bắt đầu tích hợp các dịch vụ trí tuệ nhân tạo (AI) vào hệ thống của mình.
Mặc dù vậy, không phải tất cả các dự án ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đã được triển khai ở Nga đều diễn ra một cách suôn sẻ.
Mới đây, ngày 8/11, Cơ quan Giám sát bảo vệ sức khỏe Liên bang Nga (Roszdravnadzor) đã lần đâu tiên ra quyết định đình chỉ sử dụng một hệ thống phân tích hình ảnh bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) (được cho là Botkin.AI).
Cơ quan chức năng Nga cho rằng việc sử dụng hệ thống ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) này có thể “gây hại cho sức khỏe”.
Tính đến tháng 3/2023, 21 sản phẩm y tế sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đã được đăng ký tại Nga, trong đó có 17 sản phẩm từ các nhà phát triển nội địa và 4 sản phẩm từ nước ngoài.
(theo RB)